Chuyển địa điểm
19/05/2015 09:04

Những lưu ý để cải thiện kỹ năng chơi đàn Piano nhanh nhất

Trong bài viết trước, Tiến Đạt đã gửi đến các bạn thông tin về Cách luyện tập để cả thiện kỹ năng chơi đàn Piano nhanh nhất.

Ngoài việc áp dụng các bước cơ bản trong khi tập luyện, bạn cũng cần chú ý một chút đến các vấn đề xung quanh nhưng không kém phần quan trong như: cách cảm âm Piano , cách chơi solo tốt hay có nên đăng video mình luyện tập lên các mạng xã hội như Youtube không?..
 
Hãy cùng Tiến Đạt tìm hiểu về những vấn đề này nhé:

  • Thứ nhất: Không bao giờ so sánh sự tiến bộ của bạn với sự tiến bộ của người khác trong quá trình tập luyện.

Khi tập luyện để nâng cao trình độ chơi đàn Piano bạn không nên đo lường sự tiến bộ của bạn với những người khác. So sánh khả năng và sư tiến bộ của bạn không giúp bạn đẩy nhanh được tốc độ học hỏi hay tìm hiểu, cũng không giúp bạn chơi chuyên nghiệp ngay chỉ trong vòng vài tháng. Có thể có một lúc nào đó bạn cảm thấy kỹ thuật chơi Piano của người bạn học cùng mình tiên nhanh rõ rệt, hoặc bạn thắc mắc không biết họ đã mất bao lâu để đạt được trình độ đó...Rồi bạn chán nản hoặc bạn cắm đầu vào tập cả ngày cả đêm để theo kịp bạn bè. Tuyệt đối không được làm như thế nhé. Bởi điều quan trọng chính là bạn đang tiến bộ, ngay cả khi sự tiến bộ này hơi chậm so với người khác. Dù chậm nhưng chắc chắn, và bạn nên tự tin với điều đó. 

  • Thứ 2: Đừng bao giờ bỏ cuộc

    Không bao giờ bỏ cuộc. Nếu lần đầu bạn không chơi được một đoạn nhạc hoặc không nghe được một đoạn nhạc, hãy thực hành lại một lần nữa và nhiều lần nữa cho đến khi được. Không có trẻ em nào mới tập đi đã đi vững ngay hay đã leo trèo được ngay. Nếu bạn không thể có được cảm giác về một đoạn nhạc cụ thể, hãy chơi nó thật chậm và cảm nhận. Hoặc bạn cũng có thể tách nhỏ thành từng đoạn nhỏ. Bắt đầu tìm hiểu các phần nhỏ hơn và sau đó ghép chúng lại với nhau.

   Luôn giữ hy vọng và ước mơ bởi trên thực tế, để luyện tập nâng cao bạn cần rất nhiều thời gian.   

  • Thứ 3: Bạn cần đọc nhạc tốt và học thuộc tất cả các ký hiệu âm nhạc

    Đúng là một số người có thể chơi Piano và chơi bất cứ bài nhạc nào mà họ đã nghe qua mà không cần thành thạo bản nhạc hoặc đọc ký hiệu âm nhạc . Tuy nhiên, con số này rất ít. Bạn sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc học các ký hiệu âm nhạc. Học ký hiệu âm nhạc vừa giúp bạn nhớ nhạc tốt vừa giúp bạn phát triển khả năng tư duy và sáng tác trong quá trình chơi đàn Piano.

  • Thứ 4: Muốn cảm âm tốt bạn cần: Vững nhạc lý , có kiến thức về hợp âm, đệm hát tốt và cuối cùng là tập luyện chơi piano cảm âm.

Cụ thể như sau:
     -  Biết nốt nhạc, biết đọc sheet nhạc, vững nhịp phách
     -  Phải trải qua 1 khoảng thời gian nhất định chơi theo sheet nhạc cho tới khi kết hợp 2 tay thuần thục.
     -  Tham khảo những giáo trình, sách dạy về hợp âm có bán rất phổ biến ở các nhà sách...> Khi chơi Piano theo cảm âm, bạn không phụ thuộc nhiều vào sheet nhạc, và dựa vào hợp âm mà chơi.
     -  Khi chơi đệm hát tốt, bạn có được các điều sau: cảm âm tốt, vững nhịp phách, 2 tay kết hợp thường xuyên
     -  Chơi piano cảm âm: Khác ở đệm hát 1 chỗ: tay phải bạn sẽ đàn giai điệu, chứ không còn dậm nhịp đệm hát, còn tay trái thì hầu như là giống đệm hát

  • Thứ 5: Bạn có thể tìm hiểu đa dạng các loại nhạc và các loại phong cách âm nhạc?

  Việc tìm hiểu các phong cách âm nhạc khác nhau không ảnh hưởng đến phong cách âm nhạc mà bạn đang theo đuổi. Cũng không kéo trình độ chơi đàn của bạn thụt lùi xuống. Trong thực tế, ở hầu hết các trường hợp, việc tìm hiểu nhiều phong cách âm nhạc, các loại nhạc.. sẽ làm cho các kỹ năng của bạn chơi tốt hơn để mở rộng ra nhiều phong cách.

  • Thứ 6: Không nên đăng tải lên mạng các đoạn videl mà bạn mới bắt đầu tập chơi, nhất là trêm Youtube.

Bởi các mạng xã hội rất phức tạp, đa dạng người tham gia và không phải ai cũng góp ý trên một tinh thần thiện chí. Nếu bạn nghĩ cho lên Youtube để mọi người chỉ bảo giúp bạn thì bạn đã nhầm. Số lượng người “ném đá” sẽ nhiều hơn số lượng người chỉ bảo. Những góp ý không mang tính xây dựng có thể kéo tuột tinh thần của bạn xuống mà phải mất nhiều thời gian để lấy lại thăng bằng như cũ.
Vì vậy, đừng đưa video lên các mạng cộng đồng lớn trước khi bạn đạt đến một mức độ nhất định. Nếu bạn muốn mọi người góp ý, hãy vào các diễn đàn chia sẻ mà bạn thực sự tin tưởng. Nơi chỉ có các bạn biết chơi Piano và sẵn sàng chỉ dạy cho người mới tập.

  •  Thứ 7: Không bao giờ chơi quá nhanh khi bạn đang thực hành.

Chơi ở tốc độ cao chỉ nên áp dụng khi bạn đang hoàn thành lên học phần của bạn hoặc bạn đang tập nâng cao, đang ở rất gần trình độ chuyên nghiệp. Nếu bạn chơi quá nhanh và bạn bỏ chơi chậm, ngón tay của bạn sẽ bắt đầu quên các nốt nhạc. Khi bạn chơi quá nhanh, ngón tay của bạn cũng sẽ lướt phím rất nhanh và bạn sẽ khó có thể nhận ra sai sót trong quá trình chơi - nhất là với những bạn chưa chơi vững.

  • Thứ 8: Ban sẽ làm gì nếu mình có bàn tay nhỏ?

    Nếu bạn có bàn tay nhỏ hoặc ngón tay ngắn hoặc cả hai, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi chơi trên một cây đàn Piano tiêu chuẩn. Khi đó, bạn hãy xem xét để chọn mua một cây đàn Piano với bàn phím nhỏ hơn.  Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một người chơi nghiệp dư có tay nghề cao bạn có thể không bao giờ cần phải chơi trên đàn piano truyền thống , đặc biệt là nếu bạn thích sự đa dạng của các hiệu ứng trên đàn Piano điện. Nếu bạn đang học đàn piano như một phương tiện để sáng tác nhạc cho nhạc cụ khác, việc bắt buộc phải chơi trên đàn Piano cơ truyền thống không còn quan trọng.
 
Chơi nhạc của Bach, Mozart và Beethoven... cái nào khó hơn?
 
Một số người chơi nhạc có ý kiến rằng âm nhạc của Bach dễ hơn nhạc của Mozart và Beethoven. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng:
“ Nhiều người nghe Rachmaninov và Liszt rồi nghĩ rằng Bach dễ vì ít hợp âm 4, ít cadenza trình tấu kiểu bravura. Nhưng cái khó ghê gớm của Bach là tính phước điệu khủng khiếp gần như toán học, các bản Fugue của Bach chỉ cần đánh sai một nốt hay lơ là 1 giây là chỉ có nước bắt đầu lại từ đầu. Chưa kể với Bach, một nhạc sĩ Baroque thì không thể thể hiện nó theo kiểu lãng mạn được. Mọi thứ đều quy củ, hà khắc, các fortissimo đều chắc nịch, người chơi phải biết kiềm chế cảm xúc rất nhiều. Các tác phẩm bàn phím của Bach thì dùng pedal rất hạn chế mà đòi hỏi legato rất cao.
Nhạc Bach là nhạc phức điệu tuy nhiên vẫn có 1 hoặc 2, hoặc 3 giai điệu làm chủ đề cho bài đó, Đến đoạn có giai điệu này bạn phải đánh rõ và nổi bật nó lên...Với 1 bản Fuga 4 bè, bạn có thể làm được điều đó ko khi mà bè 1 to, bè 2, 3, 4 nhỏ ngay sau đó bè 3 to, bè 1, 2 4 nhỏ rồi 1 to, 4 to vv..v..v.. Điều này đòi hỏi lực của từng ngón tay là cực kì chính xác va` tinh te''''. Nếu bạn thử chơi 1 lúc 2 nốt đô và fa liên tục bằng ngón 5 và ngón 2 của tay trái, nốt Fa to, nốt đồ nhỏ rồi đột ngột chuyển lại nốt đồ to nốt fa nhỏ... Mới thấy độ khó của Bach. 
 
Tóm lại, Bach đòi hỏi một thần kinh thép. Không riêng gì các tác phẩm keyboard, các suite cello hay solo partita, solo sonata cho violon của Bach thì rất khó. Các tác phẩm thanh nhạc, cantata của Bach thì đòi hỏi làn hơi vô tận và legato khủng khiếp. Những tác phẩm hợp xướng của Bach như mass si thứ hay matthaus passion thì khó kinh điển."
 
Vì vậy, bạn cũng nên chơi thử tất cả để biết mình phù hợp với lọai nhạc nào và do ai sáng tác.
 

   Tiến Đạt (biên tập)
 
***********************************************************************************************
Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn


 


 

 

Tư vấn mua hàng
Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ
Chat
Chat nhanh