CTKM NCTĐ t12
19/05/2015 09:24
Bí quyết để thực hành và chơi đàn Piano tốt nhất
Mục lục
Alternate Text

Piano là một nhạc cụ rất tinh tế và có âm thanh kì diệu. Làm thế nào để thực hành đàn Piano và chơi đàn Piano tốt là băn khoăn của rất nhiều người bắt đầu tìm hiểu loại nhạc cụ này.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo nhỏ để có thể chơi đàn Piano nhanh và tốt.

  1. Một chiếc đàn Piano cơ hoặc Piano điện là không thể thiếu:

Đây là điều đầu tiên mà bạn cần làm trước khi học Piano. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không có đàn Piano ở nhà. Có đàn Piano ở nhà thì bạn có thể thực hành giữa các bài học ở lớp học đàn. Vì vậy, bạn hãy tìm một chiếc đàn Piano trước khi tìm chỗ học nhạc cho mình.

 
Đàn Piano Kawai RX 1HM/PEP
(Giai điệu Piano cơ mang lại hay hơn nhiều so với Piano điện)

 
- Lý tưởng nhất là bạn nên mua một chiếc Piano cơ với chất lượng âm thanh tốt. Bởi vì giai điệu mà Piano cơ mang lại sẽ thật và hay hơn Piano điện. Mỗi cái “chạm” tay trên bàn phím cũng tạo ra những âm thanh khác nhau, tùy vào lực tác động. Nhờ đó mà bạn có thể học hỏi, sáng tạo và khám phá nhiều hơn,  kĩ thuật chơi đàn cũng được phát triển dần. Mặt khác, thực hành trên một Piano cơ sẽ giúp bạn cảm thụ giai điệu tốt hơn trên Piano điện.

- Nhưng cũng có thể chọn Piano điện nếu bạn sống trong một căn hộ có diện tích nhỏ và không gian không được rộng lắm. Bạn cũng sẽ khám phá ra rằng, Piano điện cung cấp một số tính năng bổ sung tuyệt vời mà âm thanh Piano cơ không thể có được. Điểm lưu ý khi chọn Piano điện là bạn cần phím có trọng số, bàn đạp cố định, âm thanh không khác nhiều quá so với đàn Piano cơ.

 
Hãy chắc chắn bạn đã sẵn sàng để thực hành ít nhất 30 phút/ngày:

 

Vì chỉ có như thế bạn mới có thể rèn luyện được một bàn tay linh hoạt và điêu luyện. Điều này sẽ có thể gây rất nhiều khó khăn cho các bạn khi mới bắt đầu tập, nó có thể gây đau tay và chảy máu nếu không quen.
Nhưng nếu bạn cứ kiên trì, mọi cảm giác đau đớn sẽ dần biến mất. Thay vào đó, bạn sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc khi làm chủ được các âm thanh trên bàn phím.
 
Hãy dành ra ít nhất 30 phút/ ngày để luyện kĩ năng và ngón tay của bạn. Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu một bài học, bạn hãy khởi động một chút cho ngón tay của mình bằng các hợp âm hoặc các phân đoạn nhỏ. Như thế khi bắt đầu chơi một hợp âm hay bài học mới, tay bạn sẽ không còn bị đau và “khớp” nữa.

Lên lịch tập, thực hành hợp lý cho mỗi ngày

 
Bạn có thể sắp xếp các bài học âm nhạc với một giáo viên của bạn.

Giáo viên dạy nhạc sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích để phân chia thời gian hợp lý. Hãy dành thời gian để phân công rõ ràng các bài tập cụ thể, các ghi chú, đề nghị, gợi ý thực hành…nhằm hỗ trợ trong thực tế và tiện theo dõi. Nếu bạn là một người làm việc hiệu quả vào buổi sáng, hãy thực hành vào buổi sáng. Tránh trì hoãn hoặc lười biếng
.
Không giống như học tập, thực hành Piano không thể được nhồi nhét vào lúc cuối cùng hoặc ngày trước khi bài học bắt đầu.

  1. Tham khảo các cuốn sách, bài học Piano, lời khuyên của giáo viên….để đúc kết kinh nghiệm riêng cho bản thân
 - Các giáo viên với dày dặn kinh nghiệm luôn luôn là một kho kiến thức bổ ích cho bạn học hỏi. Không đi theo các lối mòn, nhưng để học tốt thì luôn luôn phải có nền tảng là kinh nghiệm và lý thuyết âm nhạc.

 - Hãy đọc tiểu sử của các nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn…Ngoài ra, bạn có thể thuê phim có liên quan đến cuộc sống của các nhạc sĩ, nhà soạn nhạc. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều kiến thức và mẹo nhỏ mà không trường học âm nhạc nào có thể dạy bạn được.
 
- Nên sắm cho mình một từ điển âm nhạc, từ điển sẽ cung cấp cho bạn ý nghĩa của các từ ngữ chuyên ngành mà không phải lúc nào bạn cũng có thể hỏi giáo viên.

Sử dụng các lợi thế về công nghệ tiên tiến để tìm hiểu và nâng cao hiểu biếtCó những trò chơi internet miễn phí, chẳng hạn như Jayde Musica và Grand Defender… có thể giúp bạn gần hơn với âm nhạc, dễ dàng đọc nhạc và chơi piano. 

Ngoài ra còn có các thiết bị điện tử có thể trở thành “trợ lý” đàn Piano của bạn. Ví dụ, PianoMaestro là một dải đèn chiếu sáng dựa trên đầu trang của các phím màu đen của đàn piano. Các đèn sẽ hướng dẫn bạn bằng các ghi chú để chơi. Nó cho phép bạn tiến bộ nhanh hơn và kiểm soát âm thanh tốt hơn.
  1. Dành thời gian để nghe các bản nhạc mà bạn yêu thích, những bản nhạc mà bạn thấy khó khăn khi chơi…nhiều hơn. 

Hãy tập “nghe” và chơi bằng tai, bạn có thể thực hành bằng cách chơi bịt mắt. Cách này sẽ giúp bạn nâng cao trình độ nghe nhạc, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc bằng chính tâm hồn mình.
Một người đá bóng giỏi, là người chơi bóng bằng “đầu” chứ không phải chỉ bằng “chân”
Nếu có thể, hãy tích cực tham gia vào các buổi hòa nhạc, biểu diễn…càng nhiều càng tốt cho dù chỉ là đệm Piano.

 

Đó cũng có thể là các buổi biểu diễn độc tấu tại studio của giáo viên của bạn, hoặc các phòng trà…Khi đó, bạn có thể học được bằng cách thực hành với kĩ năng của chính mình, và có nhiều cơ hội để lắng nghe người khác thực hiện.
 Bạn cũng nên đi xem hoặc tham dự nhiều hơn các buổi hòa nhạc, vì ở đó bạn có nhiều cơ hội để nghe nhạc hơn, đa dạng hơn, học hỏi được nhiều cách chơi hơn.

  1. Lưu ý khi thực hành:
 
Chia nhỏ phân đoạn và thực hành từng tay một, bắt đầu bằng tay phải của bạn

 
-          Nâng cao kĩ thuật chơi bằng cách chia nhỏ và thực hành nhuần nhuyễn từng phân đoạn
Đầu tiên, cố gắng chơi một bản nhạc mà không cần lo lắng nếu bạn mắc lỗi trong khi chơi, sau đó thực hành mỗi tay theo một cách riêng biệt. Chia nhỏ bản nhạc ra thành nhiều phân đoạn và tìm cách chơi cho từng phần bằng tay phải rồi kết nối chúng lại với nhau. Hãy thực hành cho tới khi bạn đã nắm vững và nhuần nhuyễn tay phải.
 
Một khi bạn đã làm chủ được tay phải, hãy lặp lại quá trình đó với bàn tay trái. Sau đó lặp lại quá trình một lần nữa cho cả 2 tay. Hãy chơi ở tốc độ bình thường, sau đó tăng dần tốc độ lên đến khi bạn có thể nhớ nó và chơi thành thạo.
 -          Chú ý đến tư thế ngồi đàn
 Tư thế ngồi đàn đúng sẽ giúp bạn tránh được các tổn thương trên cột sống, bàn tay, khủyu tay…Bạn có thể tham khảo các tư thế ngồi đàn tại Đây.
 -          Cố gắng không bao giờ lặp lại những sai lầm trong khi chơi đàn Piano
Thực hành sai nhiều lần sẽ làm cho các kĩ thạt chơi đàn sai ăn sâu trong cách chơi của bạn, mà sau này khó có thể sửa hoặc thay đổi được. Vì thế, mỗi khi mắc sai lầm bạn hãy cố gắng sửa ngay, không để nó trở thành thói quen xấu sau này.
 -          Khi học một đoạn nhạc mới chắc chắn sẽ có khó khăn, bạn nên giữ tốc độ chơi chậm và ổn định. Nên chơi theo cách chia nhỏ các phân đoan như chúng tôi đề cập ở trên để thực hành nhanh và hiệu quả hơn.
 -          Trong khi bạn đang chơi, việc giữ nhịp điệu một cách nhịp nhàng là điều quan trọng, nó làm cho bản nhạc đẹp hơn rất nhiều.
 -          Nếu bạn nhút nhát, hãy chơi đàn cho mọi người trong nhà và bạn bè của mình nghe. Những lời động viên, những câu khích lệ từ người thân sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.


 
Luôn chú ý đến các ngón tay của bạn khi chơi
 

-          Khi thực hành trên bàn phím, bạn hãy nhớ ngón tay của bạn không nên duỗi thẳng. Vì khi ngón tay cong sẽ cho bạn một giai điệu mạnh mẽ hơn và chất lượng tốt hơn.
Chơi đàn bất cứ khi nào bạn có thể - thậm chí cả khi bạn không thể có đủ tiền để mua một chiếc Piano

 

Nếu không thể có một chiếc Piano, bạn có thể thuê nó từ các cửa hàng hoặc có thể mua nó từ những người khác không dùng nữa.
 
Hãy sống như Paul McCartney, ông đã chơi Piano bằng trí tưởng tượng và bằng trí nhớ của minh. Bởi vì ông không đủ tiền để mua một chiếc đàn. Một cách chơi rất lạ, đầy đam mê và kì diệu..
 
Những mẹo nhỏ:

  • Bạn nên thực hành nhiều hơn thì kĩ năng chơi đàn sẽ tốt hơn.
  • Tìm hiểu để có thể đọc nhạc nhanh và chính xác. Điều này cho phép bạn có thể chơi được nhiều phân đoạn hơn mà không cần phải lọc lại bộ nhớ của mình.

 Ngoài ra bạn cũng cần phải học lý thuyết âm nhạc căn bản. Nó là niềm vui và cũng là cách tốt nhất để trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, cho dù bạn muốn chơi nhạc cổ điển, nhạc Jazz hay nhạc Pop. Để học lý thuyết âm nhạc nhanh nhất bạn có thể tham khảo tại Đây

  • Không bao giờ bỏ cuộc hay nản chí. Khi tìm hiểu các hợp âm, tốc độ chơi… trong một số tác phẩm có thể làm bạn cảm thấy bực bội và khó khăn, nhưng hãy cố gắng để vượt qua nó.
  • Nếu bạn cảm thấy thất vọng và muốn bỏ cuộc, hãy tạm thời nghỉ ngơi một chút cho đến khi bạn sẵn sàng để chơi một lần nữa. Nếu bạn vẫn có ý định từ bỏ, hãy nhớ điều này: “Bạn đang rất may mắn, trong khi nhiếu bậc phụ huynh muốn con mình học Piano nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính cho việc này., và trẻ em ở các vùng nông thôn không hề được học đàn”
  • Tìm đúng thầy để học. Đây là một phần rất quan trọng, bạn nên tham khảo ý kiến và chú ý tới số tiền bỏ ra của mình.

 Cảnh báo: 

Không bao giờ chơi một giai điệu bằng một cách. Nếu nhà soạn nhạc đặt ra cách chơi cho các đoạn nhạc giống hệt nhau, bạn hãy làm cho nó thú vị bằng cách riêng của mình như: sử dụng các động lực hoặc ritardandos.

  •  Không nên mua (hoặc cha mẹ bạn mua) một cây đàn Piano nếu bạn không có ý định chơi nó. Vì đầu tư cho một cây đàn Piano là khá tốn kém.
  • Không nên giới hạn mình trong các trang sách và nhạc. Hãy suy nghĩ về các giai điệu và thông điệp của nó đang muốn truyền đạt. Từ đó, bạn có thể chơi các bài hát như thể nó là của riêng bạn – chơi bằng trái tim của bạn là một điều tuyệt vời nhất.
  • Đừng đặt mục tiêu không thể cho chính mình. Như thế bạn có lẽ sẽ phải thất vọng.
  • Nếu được biểu diễn độc tấu, đừng lo lắng. Hãy tự tin với chính bản thân mình và bản nhạc mình đã chọn.
Tiến Đạt (tổng hợp)
Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ