17/11/2014 15:38
Các kiểu đàn Piano hiện tại
Mục lục
Alternate Text

Đàn Piano được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc phương Tây cho biểu diễn độc tấu, âm nhạc thính phòng và nhạc đệm. Nó cũng rất phổ biến với vai trò một phương tiện trợ giúp cho sáng tác và diễn tập.

Mặc dù không thể mang vác và giá thành đắt đỏ, sự đa dụng và hiện diện khắp nơi của nó đã khiến nó nằm trong số những nhạc cụ quen thuộc nhất.


Bạn đang tìm mua đàn Piano vì niềm say mê loại nhạc cụ này mang đến thể loại âm nhạc bạn yêu thích, nhưng giá trị của nó không nhỏ, bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về cây đàn Piano, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cấu trúc cây đàn Piano ngày nay và sơ lược cấu tạo cho cây đàn bạn sắp sở hữu.

·         Các kiểu đàn Piano hiện tại:

 Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu đàn Piano (dương cầm) : dương cầm lớn, dương cầm đứng và kiểu lai giữa 2 loại trên.

 

Đàn Piano Yamaha U10H-SM

Những chiếc đàn Piano đứng, dù chất lượng có cao đến mấy, không được những người chơi Piano coi là nhạc cụ có chất lượng thuộc hàng chuyên nghiệp. Nhiều yếu tố dù đã được nghiên cứu hay chỉ là do sở thích là lí do cho sự đánh giá này. Một mục tiêu của các hãng sản xuất đàn đứng là mang lại chất lượng âm thanh giống như của đàn lớn cho những chiếc đàn đứng.
Hình dáng của chiếc đàn đứng (Upright Piano), ban đầu được chế tạo để dùng trong nhà, tạo ra một cảm giác thiếu dễ chịu theo một hướng. Đồng thời cũng rất khó để người chơi đàn quan sát nhạc công, để khán giả nhìn thấy người chơi và để âm thanh tỏa ra một cách truyền cảm cho khán giả.
 

 

Đàn Piano Yamaha GB1K PAW


Những chiếc đàn lớn có một hệ thống phím tận dụng trọng lượng của phím khiến cho phím trở về vị trí ban đầu. Đàn đứng lại sử dụng lò xo. Hệ thống phím là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh từ đàn piano và ảnh hưởng đến đánh giá của người chơi đàn về chất lượng âm thanh.
Những tấm chặn của đàn Piano lớn có hiệu quả cao hơn bởi chúng chặn dây ở ngay chỗ búa gõ. Trong đàn đứng, những tấm chặn chặn ở bên dây và vì thế không đạt được hiệu quả như của đàn Piano lớn. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình chặn dây, một yếu tố rất quan trọng trong chất lượng âm thanh, lại chưa được nghiên cứu.
Hình dáng của đàn lớn thích hợp hơn đàn đứng. Đối với đàn lớn, cả 2 bên hộp cộng hưởng đều được mở ra khiến cho âm thanh phát ra mà không bị cản trở. Đối với đàn đứng, hộp cộng hưởng của đàn bị ngăn cách với phòng bởi vỏ đàn và thường ở rất gần tường. Kết quả là âm thanh của đàn đứng mềm và đục hơn của đàn lớn.
 
Hai chiếc đàn với cùng một hình dáng có thể có âm thanh hoàn toàn khác biệt bởi sự tinh xảo về cấu tạo. Đàn lớn tạo nên cảm giác phím chuẩn hơn, âm thanh tốt hơn, có những nguyên liệu tốt hơn và nhiều thứ khác. Những khác biệt do kĩ thuật chế tạo này có thể nghe thấy, và những người thợ sửa đàn có thể phân biệt được điều này.
Nhiều sự vượt trội về âm thanh của cây đàn lớn là do kích cỡ của nó so với cây đàn đứng hiện tại. Những ưu điểm khác là do vị trí nằm ngang của dây và hộp cộng hưởng tạo điều kiện tốt hơn cho âm thanh tỏa ra.
Dương cầm lai có ưu điểm của cả 2 loại trên: dây và hộp cộng hưởng nằm ngang, kích cỡ nhỏ có thể chứa trong phòng ở. Tuy nhiên, nó vẫn to hơn đàn đứng và chất lượng âm thanh, dù hơn đàn đứng, vẫn thua xa một cây đàn lớn đúng nghĩa.
  
·         Cây Piano hiện đại có 6 bộ phận chính 
 


1.     Khung đàn (Frame): thường được làm bằng sắt, ở rìa sau gắn thanh chốt dây để cài chặt một đầu dây đàn. Ở rìa trước là tấm khóa lên dây, gồm nhiều chốt lên dây. Đầu dây đàn còn lại được quấn quanh chốt lên dây. Độ căng của dây (cao độ của nốt) được cân chỉnh bằng cách vặn các chốt lên dây này.
 
2.     Bảng cộng hưởng (Soundboard):
làm bằng gỗ vân sam mỏng và cứng, đặt ở dưới lớp dây đàn, có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng.
 
3.     Dây đàn (String): được làm từ dây thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau được sử dụng cho mỗi nốt âm cao. Những nốt có âm thấp hơn chỉ dùng một dây độc lập, có kích thước lớn và được làm nặng hơn bằng cách cuộn những sợi dây đồng mỏng xung quanh dây.
 
4.     Bộ cơ (Action): bao gồm tất cả các bộ phận khiến đầu búa chuyển động, chạm tới dây đàn. Bộ phận có thể nhìn thấy rõ nhất chính là bàn phím, được điều khiển trực tiếp bằng ngón tay người chơi. Các phím đàn trắng được làm bằng nhựa hoặc ngà voi, các phím đen được làm bằng nhựa hoặc gỗ mun.
 
5.     Bộ pedals (bàn đạp): là các cần điều khiển bằng chân. Pedal vang âm (phía bên phải – damper pedal) giữ “bàn phím chặn âm” tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài – tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn. Pedal giảm âm (phía bên trái – còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác. Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical piano thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.
 
6.     Hộp đàn (Case) tạo nên hình dáng đàn và là cơ sở để người ta phân loại đàn piano thành grand piano (piano cánh), square piano (piano vuông) và vertical piano (piano đứng). Loại piano vuông (chính xác là hình chữ nhật) không còn được sản xuất nữa, nó được thay thế hoàn toàn bằng những chiếc vertical piano chiếm ít diện tích hơn. Loại Grand Piano được chế tạo với nhiều kích cỡ khác nhau, từ kiểu đàn concert dùng trong các buổi hòa nhạc dài 2,69m (tương đương 8 ft 10 inch) cho tới còn những chiếc baby grand chỉ dài 1,8m.
 
Kiểu đàn vertical Piano cũng bao gồm cả loại đàn vertical Piano kích thước nhỏ của những năm cuối thế kỉ thứ 19 giống như đàn spinet ngày nay (đàn harpsichord loại nhỏ) và đàn Piano hộp. Ở đàn Piano đứng dây đàn chạy dọc hoặc chéo từ trên xuống dưới. Ở đàn Piano đứng và những đàn cơ nhỏ đôi khi người ta xếp chồng dây đàn: dây đàn những nốt trầm được căng chéo phía trên các dây ngắn của âm khu cao. Bằng cách này chúng có thể tăng thêm độ dài và cải thiện chất lượng âm thanh. Tổng lực căng dây trên một cây đàn cơ vào khoảng 30 tấn, còn của một cây đàn đứng khoảng 14 tấn.

Tiến Đạt (st & bs)
(Nguồn: wikipedia.org)
Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ