Piano có 88 phím thể hiện âm vực của đàn. Trong các loại nhạc cụ , Piano là nhạc cụ có âm vực rộng nhất.
Ngoài ra, tùy theo lực đánh và cách đánh của ngón tay mà tiếng đàn có thể thay đổi nhiều dạng. Các nhạc cụ khác không thể bắt chước được như vậy nên Piano được gọi là “ Vua” của các loại đàn.
Khi có ý định mua một chiếc đàn Piano, bạn sẽ phải đặt ra rất nhiều câu hỏi và sẽ có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên để chọn mua được một chiếc đàn Piano tốt không phải là một điều dễ dàng. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bạn chọn mua Piano tốt nhất.
Đàn Piano Yamha P 155
1. Nên chọn đàn piano cơ hay đàn piano điện:
Lựa chọn giữa 2 loại đàn này là một việc không hề khó, nó phụ thuộc nhiều vào ngân sách bạn chi ra để mua đàn. Một chiếc đàn cơ thường có giá tương đối cao và không phải người chơi đàn nào cũng có thể bỏ ra số tiền lớn như thế để mua đàn.
· Đàn cơ: thường là những loại đàn chất lượng cao, xuất xứ từ Châu Âu, được sản xuất bằng tay, mỗi cây đàn mang tính độc đáo riêng. Piano được chế tạo bằng tay bởi đội ngũ kỹ thuật viên lão luyện lành nghề. Từ đó mà từng cây đàn làm ra có những âm sắc huy hoàng mang tính riêng biệt.
Ưu điểm của đàn Piano cơ:
Âm thanh: rất thật, vang xa và nhiều cung bậc. Do được làm từ những loại gỗ chất lượng cao như: thông lá kim, sồi, thông lá đỏ…Các loại gỗ này được khai thác và sấy khô tự nhiên nên không gây hại mao mạch gỗ (cellulose), không làm mất phẩm chất của gỗ.
Mỗi cây đàn mang một âm sắc riêng và độc đáo.
Bàn phím: nặng hơn bàn phím Piano điện, tạo cho người chơi nhạc cảm hứng và sáng tạo hơn. Cảm nhận âm nhạc cũng được nâng cao. Phím bên trái (nốt trầm) nặng hơn bên phải nên âm thanh bên trầm kêu to hơn.
Tuổi thọ đàn: đối với những đàn chất lượng cao thì tuổi thọ đàn có thể kéo dài 200 năm, có thể duy trì tuổi thọ gấp 5 lần đàn Piano sản xuất kiểu hàng loạt.
Hạn chế:
Giá cả: những chiếc đàn Piano cơ chất lượng thường đắt hơn gấp nhiều lần so với đàn Piano điện.
Phím nặng hơn nên có thể sẽ khó khăn đối với những người thích chơi bàn phím nhẹ, chơi những phím nhanh liên tục.
Chế độ chăm sóc và bảo trì phải luôn tuân thủ kĩ thuật và có kiến thức cơ bản về đàn: phải lên dây đàn thường xuyên và tùy theo cường độ sử dụng mà còn phải rebuil lại
Đàn rẻ tiền thì làm bằng chất liệu kém, không kĩ nên sẽ nhanh hỏng hơn.
Tìm thợ sửa đàn: hiếm, khó và đắt hơn Piano điện.
· Đàn Piano điện:
Đàn Piano điện là loại đàn được sản xuất hàng loạt, nhằm hạ giá thành sản phẩm và giúp cho nhiều người đam mê âm nhạc được tiếp cận với âm thanh của Piano. Những chiếc đàn Piano này thường được làm bằng gỗ ép hoặc gỗ sồi, thông lá đỏ…,tùy theo giá cả mà chất lượng gỗ khác nhau.
Ưu điểm:
Giá thành: vì sản xuất hàng loạt nên giá thành rẻ hơn nhiều so với đàn Piano cơ
Bàn phím: nhẹ hơn và đồng đều nên người chơi sẽ không gặp khó khăn khi chỉnh âm cho bàn phím
Âm thanh: tuy không thể hay bằng đàn Piano cơ, nhưng hiện nay các nhà sản xuất đang cố gắng hoàn thiện sản phẩm, để có âm thanh gần nhất với đàn Piano cơ.
Sử dụng Piano điện bạn sẽ không phải suy nghĩ về những vấn đề như: lên dây cho đàn, búa bị cứng theo thời gian, không sợ chơi nhiều và lâu những nốt nhạc sẽ bị sai
Tìm thợ sửa đàn: dễ dàng, rẻ hơn so với sửa Piano cơ.
Các thiết bị thay thế, sửa chữa: đa dạng, dễ tìm và dễ sửa.
Đa dạng về mẫu mã và loại đàn: dễ dàng lựa chọn theo sở thích.
Hạn chế:
Âm thanh: không được đẹp như Piano cơ.
Bàn phím: nhẹ và đồng đều nên sẽ khó khăn cho những người chơi quen Piano cơ. Được sản xuất đồng loạt nên không có sự khác biệt giữa từng cây đàn, tất cả như những bản copy giống nhau.
Lời khuyên: Hầu như tất cả các nhạc sĩ Piano chuyên nghiệp đều không bao giờ chọn Piano điện để chơi. Nếu bạn có điều kiện và tài chính thì nên mua Piano cơ để học đàn. Nếu chỉ muốn chơi giải trí đơn thuần thì có lẽ không cần nhiều đến những tính năng của Piano cơ, lựa chọn một chiếc Piano điện cũng là rất hợp lý.
2. cách lựa chọn đàn:
Có rất nhiều cách để lựa chọn đàn, tuy nhiên ở đây chúng tôi muốn chia sẻ một số quan điểm chọn đàn của ông ANZAI, đại lý độc quyền của Steinway & Sons tại Nhật, người đứng thứ 7 về cách chọn đàn piano.
· xem, nghe âm thanh của từng loại đàn:
Piano mà chỉ xem qua catologe thì cùng lắm chỉ biết hình dáng bên ngoài và giá cả.Việc nghe âm thanh, hay mở nắp đàn Piano để xem bên trong, xem đằng sau, so sánh, đánh thử là không thể.
Người Châu Âu đã có truyền thống lâu đời khi chọn lựa đàn Piano, chắc chắn người ta sẽ đến tiệm đàn để xem, để đánh, để nghe âm thanh, so sánh với những cây khác để chọn lựa. Khi chọn xong, cho dù phát hiện ra những vết xước khá nhiều trên đàn, màu sắc thay đổi đôi chút, người ta vẫn đề nghị chuyển đàn về nhà họ. Những đồ vật khác có vết xước, Piano cũng không phải là ngoại lệ.Vấn đề ở chỗ ta có thể đề nghị giảm giá nhiều ít, hoặc đề nghị sửa lại.
· Đặc điểm lựa chọn đàn Piano mới.
Nước sơn: màu sắc trang nhã, design hợp với sở thích.
Gần đây, ở Châu Âu, ở Mỹ, ở Nhật, các trường học và nhà hàng thường sử dụng màu đen. Những người bình thường có khuynh hướng chọn màu phù hợp với trang trí nội thất trong nhà mình, số người mua màu gỗ chiếm áp đảo.
Và màu đen thiên về lượng đàn sản xuất đại trà.
Màu sắc của bảng gỗ phát âm (sound board) và vân sớ gỗ:
Yêu cầu người ở cửa hàng trưng bày mở nắp trên và nắp dưới đàn Piano. Từ nắp dưới có thể nhìn thấy tấm sound - board, nếu nhìn được cả phía sau đàn Piano thì càng tốt.
Màu của sound - board càng trắng thì là Hyufute sản xuất ở Châu Âu, trường hợp màu đỏ trà là Spelluse của Canada.
Cả hai loại gỗ đều thuộc họ nhà thông lá kim. Nhưng gỗ của Châu Âu vì hầu hết đều khai thác từ rừng trồng ở những triền núi phía Bắc, nên vân sớ gỗ nhuyễn hơn, do đó âm thanh vang tốt hơn.
Trụ chống: Dây đàn Piano gồm có 232 sợi, mỗi một sợi có sức căng 90kg. Khung sắt (frame) và trụ chống chịu lực căng này.
Như tôi nói ở trên, khi xem mặt sau của Piano sẽ thấy trụ chống. Trụ chống có chất lượng vững chắc như thế nào thì chúng ta có thể xem và so sánh ở các cây đàn Piano để biết.
(Những cửa hàng trưng bày Piano của chỉ cùng một hãng thì ta không thể so sánh sự khác biệt giữa những cây Piano của nhiều hãng khác nhau được)
Bộ máy (action):
Cơ cấu từ bàn phím đến búa đánh lên dây đàn, có khoảng 2200 bộ phận. Trong số này, bộ phận đặc biệt cần thiết là búa đàn (hammer). Hình dạng của búa có đẹp hay không hoặc khe khoảng cách giữa các phím đàn có đẹp hay không tùy theo hãng sản xuất.
Khoảng cách (khe) giữa các phím đàn nếu không tốt thì chỗ hẹp chỗ rộng không đồng đều, không khí ẩm thấp cao làm cho gỗ giãn nở, phím đàn khó cử động.
Âm sắc và cảm nhận phím (touch):
Sau cùng hãy đánh thử phím đàn để thử âm thanh, không cần thiết phải đánh như diễn tấu cũng có thể thử tiếng đàn được, chỉ cần một ngón tay là được. Đánh tuần tự từ âm trung, âm cao, âm trầm, sau đó đánh thử so sánh với đàn khác.
Bằng cách đó, chắc chắn ta biết được sự khác biệt âm sắc giữa cây đàn đó với cây đàn khác.
Đánh đàn bằng 3 đến 4 ngón, ấn phím từ từ xuống, so sánh với Piano khác các bạn sẽ biết phím đàn nặng hay nhẹ
(gần đây người ta thích đánh đàn nhẹ, nên một số hãng cũng sản xuất đàn Piano phím nhẹ)
3. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT NHẤT:
Các bạn cứ thử so sánh các cửa tiệm đàn theo những đặc điểm sau để lựa chọn nơi mình muốn tin cậy để mua đàn.
a) Trưng bày đàn của nhiều hãng (nhãn hiệu đàn) khác nhau
Trong trường hợp chỉ trưng bày sản phẩm của cùng một hãng, cùng một dòng sản phẩm thì cấu tạo, nguyên liệu đàn vì là giống nhau nên không thể so sánh đàn Piano được.
(Trừ khi bạn đã xác định ngay từ đầu là đi mua đàn của hãng nào, không cần phải so sánh với hãng nào khác)
b) Kỹ thuật viên (bảo trì đàn) của cửa hàng đó có đáng tin cậy không?
Trước hết xem bên trong đàn Piano cũ được trưng bày. Búa đàn bị mòn mà vẫn trưng bày? Dây đàn, trục dây đàn bị sét mà vẫn để nguyên? Tấm nỉ giảm âm thanh đã cũ mà vẫn không được thay? Nếu câu trả lời là “đúng vậy” thì trình độ kỹ thuật của cửa hàng là thấp, không có kỹ thuật viên lành nghề để bảo trì đàn.
c) Dịch vụ hậu mãi có vững chắc không?
Có những khách hàng khi mua đàn Piano từ đầu đến cuối chỉ chăm chăm chú ý vào số tiền, thương lượng giá cả.
Các bạn nên biết rằng khi mua Piano, dịch vụ hậu mãi hay còn gọi là chỉnh dây đàn là tối cần thiết.
Đối với đàn mới từ khi mua thì phải chỉnh dây 2 lần trong 2 năm đầu, sau đó tùy theo mức độ đánh đàn nhiều hay ít, phải chỉnh dây tối thiểu 1 đến 2 lần trong năm.
Dây đàn được căng tổng lực căng là 20 tấn, cho dù không đánh, thì dây vẫn tự nhiên chùng xuống. 2-3 năm mà không chỉnh dây, âm thanh sẽ hạ thấp xuống nửa cung, chỉnh dây 1 lần dây đàn không quay về đúng chuẩn mà vẫn bị sai lệch, phải chỉnh 2 đến 3 lần. Nếu cứ để mặc kệ đàn không chỉnh càng lâu thì lỗi trục trặc cũng tăng do không khí ẩm, dây rỉ sét nhiều, khi tiến hành chỉnh dây thì chi phí sửa chữa sẽ lên gấp 3 đến gấp 5 lần so với chỉnh định kỳ.
Chi phí sửa chữa tăng, tuổi thọ Piano giảm nếu không được chỉnh định kỳ.
Vì thế, việc thực hiện chăm sóc khách hàng định kỳ và trình độ chuyên gia của cửa hàng cao hay không chúng ta cần phải biết.
Tốt hơn hết, nên lựa chọn một cửa hàng tốt, có chuyên gia đáng tin cậy, có kỹ thuật cao đến chỉnh dây định kỳ.
Đánh đàn Piano luôn ở tình trạng tốt sẽ luôn mang lại cảm giác sảng khoái cho người đánh và cho cả người nghe.
Tiến Đạt (Biên soạn)