03/07/2018 18:16
Cách sử dụng và bảo quản đàn Guitar đúng?
Mục lục
Alternate Text

Sử dụng và bảo quản đàn Guitar của mình là khâu quan trọng đối với không chỉ những người mới bắt đầu học Guitar mà cả những tay chơi Guitar chuyên nghiệp.

dan guitar huong dan su dung va bao quan

Độ bền và âm thanh đàn hay hay dở phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng cũng như bảo quản đàn Guitar của người chơi

Khi học hay cần biết về bất cứ kiến thức nào cần có những dụng cụ thực hành trực tiếp, ví dụ như học đàn Guitar, việc học cách sử dụng đúng đắn và bảo quản thích hợp giúp cho việc học chơi đàn trở nên thuận tiện hơn, cây đàn sẽ gắn bó lâu hơn với bạn. Đã có rất nhiều bạn trẻ mới học đàn và gặp phải những trục trặc trong khi chơi, làm ảnh hưởng đến các bộ phận và âm thanh của đàn. Nguyên nhân của những vấn đề này là các bạn chưa biết các kỹ thuật sử dụng đàn đúng cách và cũng chưa trang bị kiến thức để bảo quản đàn sao cho tốt nhất.

Vậy thì, hãy dành thời gian để theo dõi bài viết này của chúng tôi. Những vấn đề như: Sử dụng Guitar điện và Guitar Acoustic, cách bảo quản đàn và cách khắc phục những lỗi thường gặp sẽ được gửi đến bạn.

 

Khái quát về Guitar điện và Guitar Acoustic

Hiện nay, có hai dòng đàn Guitar chính đang được sử dụng phổ biến nhất ở cả Việt Nam và trên thế giới. Đó là Guitar điện với âm thanh sảng khoái và Guitar Acoustic vui tươi và trẻ trung.

Nhìn chung về cấu tạo, cả hai dòng đàn đều có những bộ phận tương tự nhau cùng hỗ trợ cho âm thanh đàn được phát ra đặc trưng nhất theo từng dòng. Chúng ta cùng điểm qua về những bộ phận cấu thành nên hai dòng đàn này nhé!

Các bộ phận đàn Guitar Acoustic

Đàn Guitar Acoustic là dòng đàn thích hợp với những bạn sinh viên, học sinh hay thậm trí là trẻ em nhờ vào trọng lượng vừa phải cùng thiết kế mộc mạc. Các bộ phận đơn giản không có nhiều thiết bị đi kèm giúp người chơi dễ dàng mang đến bất sứ nơi đâu. Dưới đây là những bộ phận của đàn Guitar Acoustic mà chúng ta nên nhớ:

Guitar Acoustic VALOTE VA-302W

Guitar Acoustic VALOTE VA-302W

  • Đầu đàn:  Đây là bộ phận cần được kể đến đầu tiên, nó giống như điểm xuất phát của một cây đàn. Đây là bộ phận được trang bị các bộ khóa, dùng để chỉnh dây, thay đổi cao độ của đàn. Chính vì cách rung của đầu đàn nên bộ phận này của Guitar Acoustic có ảnh hưởng nhiều đến những giai điệu và âm thanh khi bạn chơi.
  • Bộ chỉnh: Bộ điều chỉnh sức căng của dây đàn hay còn được gọi là Tuners, được sử dụng bằng các thao tác xoay các nút vặn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Bạn sẽ dùng đến bộ bộ chỉnh này để điều chỉnh độ căng cho dây khi cần thiết, phù hợp với những giai điệu bạn chơi hay thể loại nhạc bạn đang đánh.
  • Cần đàn: Đây chính là nơi chứa các hợp âm khi bạn chơi và là đường chạy của những dây đàn, đồng thời cũng có tác dụng nối thân đàn với đầu đàn. Cần đàn Guitar Acoustic được làm từ gỗ với hình dàng thuôn dài để dễ cầm nắm, trên cần chia ra những ô khác nhau tương ứng với các hợp âm. Âm thanh đàn sẽ phát ra đúng như những ngón tay của bạn đang đặt trên hợp âm tương ứng.
  • Nut: Là bộ phận nằm giữ cần đàn và đầu đàn Guitar, có nhiệm vụ giữu cho khoảng cách giữa các dây đàn luôn ở vị trí cố định.
  • Dây đàn: Dây đàn Guitar Acoustic được làm từ dây kim loại với độ dày và thành phần tạo nên sự đặc trưng trong âm thanh của đàn.
  • Phím đàn: Nếu đã từng nhìn thấy một cây đàn Guitar, bạn có thể nhận ra trên cần đàn có các mảnh kim loại mỏng đặt vuông góc với dây đàn. Đây là những vật có tác dụng chia cần đàn ra thành những đoạn cách nhau theo độ dài cung ( có thể một hay nửa cung). Những khoảng chia ra được gọi là nốt nhạc, giúp bạn chơi những giai điệu đa dạng khác nhau.
  • Thân đàn: còn được gọi là hộp cộng hưởng, là bộ phận chính tạo ra âm thanh cho đàn. Trên thân đàn có thiết kế lỗ thoát âm để âm thanh, tiếng nhạc thoát ra. Gỗ là chất liệu duy nhất làm nên thân đàn với những thiết kế tinh tế tạo ấn tượng với người dùng.
  • Ngựa đàn: Một cây đàn Guitar không thể thiếu được một bộ phận để giữ cho dây đàn được chắc chắn. Dù ít được để ý đến nhưng đây lại là bộ phận hết sức quan trọng khi bạn chơi đàn.
  • Chốt cần: Là những hạt được sử dụng để ghim chặt dây với ngựa đàn, tạo ra độ chắc chắn hoàn hảo nhất, tránh được tối đa những sai sót khi đang đệm nhạc.

Đó là những bộ phận chính của đàn Guitar Acoustic, có vẻ như nhiều nhưng thực ra các bộ phận lớn nhỏ đều được bố trí hài hòa trên cây đàn nên cách mà đàn hoạt động cũng rất đơn giản.

Các bộ phận chính của Guitar điện

Như đã nói ở trên, Guitar điệnGuitar Acoustic có những bộ phận và cấu tạo tương tự nhau. Guitar điện cũng có những bộ phận chính trên đàn giống như của của Guitar Acoustic và chỉ có một số điểm khác biệt:

Guitar dien Yamaha Pacifica 112VM

Guitar điện Yamaha Pacifica 112VM

  • Guitar điện không có thiết kế lỗ thoát âm trên mặt đàn vì âm thanh được phát ra từ hệ thống loa đi kèm.
  • Nút dây đeo: Đây là một bộ phận nhỏ của Guitar điện, có nhiệm vụ giúp bạn cố định dây đeo với đàn, thuận tiện hơn khi chơi vì đa phần tư thế chơi của guitar điện là tư thế đứng.
  • Thanh Tremolo: Đây là một trong những bộ phận đặc trưng của Guitar điện, được sử dụng để tăng hoặc giảm độ cao của các nốt.
  • Pickups: Là một chiếc micro nhỏ nơi phát ra âm thanh của đàn.

Vì đặc điểm hình dạng và cấu tạo như vậy nên Guitar điện thích hợp dùng trong độc tấu, dùng cho những người đam mê cảm giác muốn bùng cháy hết mình với âm thanh lớn, mạnh mẽ và hiện đại.

Kỹ thuật cầm đàn Guitar đúng cách

Với Guitar Acoustic

Với tên gọi thông thường là Guitar điệm hát đúng với đặc trưng sử dụng của Guitar Acoustic, đây là dòng đàn đòi hỏi không quá cao ở người chơi. Kỹ thuật chơi Guitar Acoustic không khó, chỉ cần bạn chú ý một số những thao tác của mình thì sẽ học dễ dàng hơn.

huong dan cam dan guitar dung chuan

  • Tư thế chơi đàn: Với Guitar đệm hát, bạn có thể đứng hoặc ngồi chơi, nhưng đa phần các bạn trẻ hiện nay đều chọn cách ngồi chơi đàn để có độ tập trung và thoải mái nhất. Khi ngồi chơi đàn, sẽ có 4 điểm tựa trên cơ thể bạn tiếp xúc với đàn để giữ đàn chắc chắn. Đó là hõm dưới, lưng đàn tì vào phần trên người bạn và cạnh hõm trên tùy theo vị trí tay cao hay thấp để tạo thành kep giữ đàn chắc hơn, và cuối cùng là hõm dưới của đàn tì vào chân trái đồng thời đáy thùng đàn đặt lên chân phải.
  • Tay đặt vào thùng đàn: Đặt tay sao cho đúng vào vị trí trên thùng đàn chính là việc quan trọng mà bạn cần biết và tập luyện để thành phản xạ tự nhiên. Khi chơi, tay phải của bạn sẽ lấy điểm tựa là thùng đàn, khuỷu tay tỳ vào điểm mô sau thùng đàn ( điểm tì này sẽ giúp tay bạn đỡ mỏi và thời gian chơi đàn được lâu hơn). Hãy chú ý đừng tỳ tay vào phần top của đàn vì điều này sẽ khiến âm thanh bị cản trở và khó thoát ra.
  • Chú ý bàn tay khi chơi bằng Guitar Acoustic: Chỉ cần chú ý khi chơi, để tay sao cho thật gọn và thoải mái, các ngón tay sẽ theo đó mà linh hoạt uyển chuyển hơn khi di chuyển trên các dây đàn. Cùng làm việc với tay phải gảy đàn là tay trái bấm hợp âm nên cần độ tập trung cao. Lúc đầu sẽ có chút vụng về khi gảy đàn và thậm chí không biết bấm vào các hợp âm, hoặc nhiều bạn chỉ đủ tâm trí để để ý đến một tay mà không biết tay kia của mình đang làm gì, những đừng nản chí! Luyện tập thường xuyên hàng ngày sẽ giúp bạn quen dần và tiến bộ từng ngày.
  • Cổ tay: Cổ tay cần được giữ ở trạng thái thả lỏng và thoải mái nhất có thể để hỗ trợ cho bàn tay khi chơi đàn. Muốn làm được vậy cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa các điểm tỳ của tay trên đàn để tạo ra sự thoải mái nhất cho phần từ khuỷu tay xuống.
  • Các ngón: Các ngón tay khi chơi cũng cần có trật tự gảy dây đàn thích hợp: ngón trỏ của tay phải đánh dây 3, ngón giữa đánh dây 2 và ngón áp út đánh dây 1. Điều này cũng giống như khi bạn học cách gõ bàn phím máy tính vậy, sẽ giúp khả năng đánh sai nốt giảm đi đáng kể.

Thật đơn giản đúng không? Không khó, chỉ cần bạn lưu ý những điều trên thì những khó khăn khi chơi sẽ biến mất, và khả năng của bạn sẽ được cải thiện, ngày càng chuyên nghiệp hơn khi biết được những điều này.

Với Guitar điện:

Sẽ có chút phức tạp hơn khi chơi Guitar điện vì đây là dòng đàn đòi hỏi trình độ khá cao. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng Guitar điện:

huong dan cam dan guitar dien dung cach

  • Đầu tiên cần lên dây đàn một cách chính xác nhất, thử đi thử lại nhiều lần để chắc chắn về độ căng dây. Một khi đàn được lên dây đúng cách, bạn sẽ thấy được những lợi ích đáng kể như âm tốt hơn, chuẩn và cho ra những âm cao chuẩn xác; hoặc việc lên dây đàn chuẩn sẽ giúp bạn có được độ thoải mái cần thiết khi chơi. Để lên dây đàn chuẩn, mua một âm thước dùng cho đàn Guitar là lựa chọn thích hợp nhất.
  • Cách gảy Guitar điện: Guitar điện cần dùng đến miếng gảy. Bạn hãy cầm miếng gảy bằng tay phải và bằng ngón trỏ và ngón cái. Cũng giống như Guitar Acoustic, khi chơi Guitar điện tay phải thật mềm, thả lỏng và ở trạng thái thoái mái nhất có thể. Tay cứng sẽ khiến âm thanh không được tốt như bạn mong muốn.
  • Hãy lưu ý rằng bạn không nên sử dụng Stompbox ( là dụng cụ giống như Pedal ) khi luyện tập vì đây sẽ là thứ che đi các lỗi của bạn, khiến bạn không thể nhận ra và chỉnh sửa một cách hợp lí.

Sử dụng hai dòng đàn Guitar với những chú ý trên sẽ giúp bạn có một kỹ thuật chơi đạt tới độ hoàn hảo nhất. Nhưng đàn tốt cũng cần có những cách bảo quản đúng để giữ được những ưu điểm của từng cây đàn. Vậy nên bảo quản đàn Guitar như thế nào?

 

Bảo quản đàn Guitar đúng cách

  • Độ ẩm thích hợp: Vì Việt Nam vốn là nơi có khí hậu nóng ẩm nên việc bảo quản đàn chất liệu gỗ là chủ đạo cần được chú ý hơn. Độ ẩm thích hợp nhất đối với đàn Guitar là từ 50-60%. Gặp những hôm thời tiết ẩm thấp, bạn hãy sử dụng gói hút ẩm để vào hộp đàn.
  • Bảo quản lớp sơn: Lớp sơn trên đàn Guitar là Gloss đánh bóng rất đẹp. Những đồng thời đây cũng là điểm yếu của đàn khi lớp gloss rất yếu và dễ bị xước. Vậy nên để bảo vệ lớp sơn này, hãy sắm cho mình một bao đàn Guitar với chất lượng tốt để bảo vệ tốt hơn nhé!
  • Bạn cũng nên chú ý bảo quản ngay cả khi đang chơi đàn, tay phải nên tránh chạm vào mặt đàn để gây ra xước. Nếu là người chơi đàn thì các bạn nên cắt móng tay thường xuyên và không chơi đàn khi móng tay quá dài. Nhất là đối với tay trái, vì tay bấm hợp âm nếu để móng dài sẽ làm cần đàn bị xước.
  • Hãy chú ý đến việc bảo dưỡng dây đàn. Một thời gian khoảng 1-2 tháng sau khi chơi, nên đi thay dây đàn một lần để tránh bị mòn và đứt dây.

Nhạc cụ Tiến Đạt

Facebook:https://www.facebook.com/nhaccutiendat/

Email:  info@nhaccutiendat.vn

Về chúng tôi:

Nhạc Cụ Tiến Đạt - Đại lý chính thức của Yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ như đàn Piano, đàn Organ, phụ kiên âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống… và Piano điện nội địa Nhật cũ trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu cần mua đàn hoặc cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.

Hi vọng những thông tin cung cấp ở trên, chúng tôi mong bạn sẽ có được những bước đầu thuận lợi trên con đường theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn thành công!

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ