Khi mua đàn Piano cơ, rất nhiều người cảnh giác với đàn Piano có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đa số những người mua hàng này không hề biết rằng: Trung Quốc là một trong những nước sản xuất đàn Piano lớn nhất nhì thế giới.
Do đó, bạn nên bằng lòng với dòng đàn Piano Trung Quốc, vấn đề lớn nhất là bạn chọn đàn như thế nào và bạn hiểu gì về những hãng đàn Piano Trung Quốc.
Đàn Piano đứng Pearl River UP118
Công ty Pearl River của Thượng Hải hiện tại tự hào là sản xuất đàn Piano đứng đầu trên thế giới
Vì chất lượng đàn Piano cơ Trung Quốc không đồng đều nên khi mua đàn bạn cũng nên chú ý nhiều đến hãng đàn và máy móc trong đàn. Trong những năm qua, rất nhiều hãng đàn Piano của Châu Âu hoạt động theo phương thức sản xuất đại trà đã liên tiếp nối đuôi nhau phá sản. Họ buộc phải đóng cửa và ngưng sản xuất. Để tiếp tục kinh doanh, các công ty đàn Piano thành lập sau này phải chuyển đổi sang phương thức sản xuất đại trà mới. Các nhà sản xuất Piano đại trà thì các bạn đã biết - giá thấp hơn nhiều so với đàn Piano Châu Âu. Đó là phương pháp sản xuất Piano giá thật thấp và ổn định, tức là việc sản xuất đại trà hàng loạt, bắt đầu được thực hiện từ năm 1960 do hãng Yamaha phát minh. Trước đó, giá sản xuất Piano của Yamaha rất mắc, ngang bằng với giá ở Đức, và khi đó, người Nhật không thể dễ dàng mua được. Năm 1887, khi họ trải thảm mời các chuyên gia Đức sang, họ học phương pháp sản xuất Piano của người Đức, không dùng ván ép, sử dụng gỗ có chất lượng tốt. Những dòng đàn đó đến bây giờ vẫn có thể sử dụng được, chỉ cần thay dây, thay búa. Hầu hết nó có màu đen sơn mài. Sau đó có nguyên liệu hóa học Laquer. Người ta chà lớp sơn đen và đánh bóng.
Lượng công ty sản xuất đàn Piano đại trà tập trung rất nhiều tại Trung Quốc vì đây là một thị trường tiềm năng, nhân công cực rẻ và chi phí sản xuất thấp. Họ mua bản quyền thương hiệu của các công ty đàn Piano đã bị phá sản (những thương hiệu có uy tín và chất lượng), và thương hiệu Piano đó hoàn toàn thuộc về công ty đã đầu tư (bao gồm cả chữ “Made in Germany” ). Họ gắn tên thương hiệu đó lên sản phẩm, khi xuất khẩu sản phẩm vẫn mang tên công ty thương mại của Đức, và họ có thể tiến hành kinh doanh với mác “Made in Germany”.
Đàn Piano đứng Pearl River UP108T2
Không thể phủ nhận đàn Piano Trung Quốc đẹp nếu xét chung về mẫu mã và hình thức, phần máy móc vận hành bên trong cũng sẽ giống đàn Nhật (là loại đàn phổ biến tại Việt Nam hiện nay), nhưng chất lượng của các bộ phân thì hển nhiên là không thể bằng đàn Piano Nhật Bản. Chẳng hạn chất lượng gỗ của thùng cộng hưởng, của chốt pin, của khung đàn... không thể bằng đàn Nhật được. Không phải vì Trung Quốc họ kém, họ không làm đồ tốt được, mà vì những chiếc đàn Trung Quốc có giá 50-60 triệu tại Việt Nam hướng đến phân khúc khách hàng ít tiền, nên khi sản xuất họ vận dụng nhiều cách khác nhau để tiết kiệm chi phí tối đa.
Những công ty Piano Trung Quốc trong đó có cả những hãng đàn Piano Nhật Bản, họ đã mua nhiều tên thương hiệu trước, sau đó cho sản xuất ở xưởng Trung Quốc với tên thương hiệu đó. Có hãng Piano còn ủy thác hoàn toàn quá trình sản xuất cho công ty YoungChang (Công ty đàn Piano của Hàn Quốc). Vào thập niên 1970, nước Nhật có khoảng 30 hãng sản xuất đàn Piano, hiện chỉ còn vỏn vẹn 3 hãng. Trong 3 hãng đó họ thực hiện di dời nhà máy sang Trung Quốc (Thượng Hải), Indonesia. Tiếp theo Nhật Bản, nước thành công trong sản xuất hóa hàng loạt là Hàn Quốc. Khi đó, Hàn Quốc cũng quốc hóa tiền tệ, đồng Won rớt giá mạnh, cũng giống như Nhật Bản giá nhân công tăng trở thành gánh nặng, họ dời nhà máy sang Trung Quốc và Indonesia. Hiện nay, nước sản xuất Piano đại trà hàng loạt nhiều nhất thế giới là Trung Quốc.
Ví dụ:
- BACH nguyên gốc là công ty sản xuất đàn Piano (nhạc cụ âm nhạc) truyền thống của Đức. Hiện tại công ty này không còn hoạt động và sản xuất nữa nhưng BECHSTEIN Group đã mua lại thương hiệu BACH. Sau đó BECHSTEIN Group ủy thác cho công ty sản xuất Piano Trung Quốc sản xuất thành phẩm, kinh doanh BACH dưới hình thức “Made in Germany”
- KOHLER & CAMPBELL: Một hãng sản xuất đàn Piano nổi tiếng của Nhật Bản đã mua lại tên thương hiệu của Công ty Mỹ. Hiện tại Công ty Samick của Hàn Quốc đang sản xuất đàn Piano tại Indonesia và xuất khẩu sang Nhật.
- PLAYEL: Đây là công ty bạn đầu được thành lập ở Pháp, có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Nghệ sỹ CHOPIN (1810-1848) trong thời gian ở Pháp đã rất thích sử dụng cây đàn Piano của hãng này. Nhưng khoảng đầu năm 1900 công ty làm ăn thua lỗ và phá sản. Trong thời gian đó, một số sản phẩm đàn Piano của hãng này có dây đàn nhỏ, lực căng yếu, âm lượng không chuẩn. Sau đó một công ty Mỹ đã mua lạithương hiệu PLAYEL nhưng không sản xuất . Năm 1990 hãng đàn Piano Pháp thành lập đã mua lại tên thương hiệu này để xây dựng lại thương hiệu tại đất nước mình và họ làm lại hoàn toàn mới. Chỉ có tên thương hiệu và nhà máy sản xuất tại Đức (tuy nhiên, nhà máy chính đặt tại Trung Quốc. Tất cả nguyên liệu, máy móc (action) đều là nguyên liệu rẻ >> đương nhiên độ nhạy và chất lượng của đàn Piano không bằng đàn Piano Nhật cao cấp. Doanh số của hãng đàn này rất cao do cung cấp chủ yếu cho thị trường Piano giá rẻ.
Mặc dù cơ cấu hoạt động của một cây đàn Piano Trung Quốc tương đối giống đàn Nhật, nhưng cách vận hành thì có nhiều điểm khác nhau. Cơ cấu giật của đàn Trung Quốc dùng lò xo, nhưng đàn Piano Nhật thì dùng dây ( khi sửa chữa sẽ dễ thay thế hơn). Gỗ làm thùng cộng hưởng rẻ tiền hơn nên chất lượng cũng không cao bằng đàn Nhật, khả năng thích ứng thời tiết không cao. Trên thị trường nhạc cụ, đàn Trung Quốc tốt như đàn Nhật cũng có, thậm chí khá nhiều, nhưng giá thành của nó bằng thậm chí cao hơn các loại đàn của Nhật như Yamaha, Apollo, Kawai... có chất lượng và kiểu dáng tương tự.
Hãng sản xuất đàn Piano Trung Quốc chất lượng và lớn nhất thế giới?
Trung Quốc cách đây 20 năm chỉ có một số ít công ty chế tạo Piano năng suất thấp, nhưng hiện nay đã có khoảng 180 hãng sản xuất. Họ đã sản xuất Piano giống y chang các hãng sản xuất Piano đại trà của Nhật. Công ty Pearl River của Thượng Hải hiện tại tự hào là sản xuất nhiều đứng đầu trên thế giới. Pearl River là hãng đàn Piano danh tiếng tại Quảng Châu - Trung Quốc, với đội ngũ hơn 3000 công nhân tại nhà máy đều là nhạc sĩ và nghệ sĩ, Pearl River tin rằng nền tảng kinh nghiệm và sáng tạo của đội ngũ nhân viên sẽ tạo ra những chiếc đàn Piano có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất.
Với hơn 4000 chuyên gia âm nhạc có trung bình 17 năm làm việc và công nghệ chế tạo đàn của Nhật Bản, Pearl River đã trở thành một trong những thương hiệu đàn piano phát triển nhanh nhất ở Bắc Mỹ và toàn thế giới. Pearl River rất tự hào về những tiến bộ đã đạt được trong việc đảm bảo cả về chất lượng của nguyên vật liệu cũng như quy trình sản xuất.
Xem sản phẩm đàn Piano cũ của hãng Pearl River do Tiến Đạt phân phối tại ĐÂY.
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam, chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về đàn Piano, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
Website chính: https://nhaccutiendat.vn/