CTKM NCTĐ t12
19/03/2024 15:33
Sáo (nhạc cụ) là gì? Các loại sáo và chất liệu của sáo
Mục lục
Alternate Text

Sáo là một trong những loại nhạc cụ phổ biến. Tuy có thiết kế và cấu tạo đơn giản, nhưng sáo lại có khả năng tạo ra các bản hòa âm độc đáo không thua kém bất kỳ loại nhạc cụ phức tạp nào khác. Nếu bạn đang có hứng thú với loại nhạc cụ này, cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Nhạc Cụ Tiến Đạt nhé!

1. Lịch sử phát triển của sáo

Sáo là nhạc cụ thuộc nhóm nhạc hơi, tạo ra âm thanh từ luồng không khí qua lỗ mở. Khi không khí đi qua, ống sáo sẽ rung lên và tạo ra âm thanh. Ngoài giọng nói, sáo là nhạc cụ được ghi nhận sớm trong lịch sử loài người. Cây sáo cổ nhất từng được tìm thấy tạo Slovenia vào khoảng 43.000 năm trước là một mảnh xương đùi gấu hoang, có khoảng 2-4 lỗ.

 sáo
Sáo là nhạc cụ được ghi nhận sớm trong lịch sử loài người

Vào năm 2008, một nhạc cụ khác được cho là cây sáo 35.000 năm tuổi lại được tìm thấy trong một hang động tại Hohle Fels ở Đức. Cây sáo này có 5 lỗ và được chạm khắc từ xương kền kền Griffon. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều ví dụ về sự xuất hiện của sáo trong suốt lịch sử loài người trên khắp thế giới: Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu Á. 

2. Sáo được làm từ chất liệu gì?

Sáo thường được làm từ trúc, tre, gỗ hoặc nứa. Ngày nay, sáo còn có thể làm từ kim loại (inox, nhôm), nhựa hoặc thậm chí là bạc, vàng. Mỗi loại vật liệu sẽ cho ra một màu sắc âm thanh đặc trưng khác nhau. Các loại sáo làm từ tre, nứa thường được đẽo từ cây trưởng thành, các loại đã già, nhiều năm tuổi để cho ra âm thanh đanh, chắc và hạn chế mối mọt, sâu bệnh trong quá trình sử dụng.

sáo 
Sáo thường được làm từ trúc, tre, gỗ hoặc nứa

Sáo làm bằng kim loại hoặc nhựa thường được chế biến công nghiệp, mang đến âm thanh chính xác và các nốt ít bị sai lệch. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá âm thanh của các loại sáo sản xuất thủ công như tre, nứa lại có phần bay bổng, bắt tai hơn. 

3. Các loại sáo phổ biến hiện nay

Nếu bạn đam mê và thích tìm hiểu về thế giới nhạc cụ thì chắc chắn đã biết có rất nhiều các loại sáo khác nhau. Dưới đây là một số loại sáo phổ biến bạn có thể thấy ở Việt Nam. 

3.1 Sáo Việt Nam

Loại sáo phổ biến nhất tại Việt Nam là sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ âm cơ bản, 1 lỗ thổi và 2 lỗ định âm với âm vực rộng 2 quãng 8. Sáo Việt Nam gồm cả sáo ngang và sáo dọc, thường được làm bằng nứa, trúc tùy theo thất cung. Một số dòng cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để dễ thổi các nốt thăng/giáng.

Sáo Việt Nam thường có âm thanh ngân vang, thánh thót và thường xuất hiện nhiều trong các giai điệu dân ca, điệu lý câu hò, các sân khấu lễ hội văn hóa của người Việt. Sáo cũng là loại nhạc cụ quan trong trong nhã nhạc cung đình Huế - một thế loại nhạc cung đình thời Vua, Chúa phong kiến. 

sáo 
 Loại sáo phổ biến nhất tại Việt Nam là sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ âm cơ bản, 1 lỗ thổi và 2 lỗ định âm

3.2 Sáo Recorder

Sáo Recorder còn có tên gọi khác là sáo dọc - loại nhạc cụ bộ hơi được sử dụng trong giáo dục âm nhạc hoặc âm nhạc cổ điển. Sáo recorder thường được làm bằng chất liệu gỗ hoặc nhựa với hệ thống lỗ bấm dọc trên thân sáo. Loại sáo này có nhiều loại kích thước khác nhau và sở hữu khả năng tạo ra âm thanh đa dạng, trong trẻo hay ấm áp tùy theo cách chơi. 

sáo 
Sáo recorder thường được làm bằng chất liệu gỗ hoặc nhựa ABS 

Sáo Recorder thường được sử dụng cho các nhóm nhạc hoặc giảng dạy thanh nhạc, đặc biệt là các khóa học nhạc cụ cho trẻ em. Đây là công cụ hữu ích để học về cách đọc các nốt nhạc cũng như nắm bắt kiến thức hợp âm cơ bản. Người chơi sáo recorder có thể tạo ra các nốt nhạc khác nhau dựa trên việc dùng các ngón tay và bấm các tổ hợp lỗ trên thân sáo. 

sáo 
Sáo Recorder được sử dụng nhiều trong các nhóm nhạc 

Dòng sáo Recorder với nhiều kích thước khác nhau, đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng. Ngày nay, sáo Recorder được sử dụng nhiều trong các nhóm nhạc, đồng thời được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường học hay các khóa học nhạc cụ cho trẻ em. 

Một số mẫu sáo Recorder được yêu thích tại Nhạc cụ Tiến Đạt có thể kể đến như: 

  • Sáo tiêu Recorder Yamaha YRS-402B

  • Sáo tiêu Recorder Suzuki SRG-200

  • Sáo tiêu Recorder Yamaha YRS-20

  • Sáo tiêu Recorder VALOTE VR-8

  • SÁO Recorder DZ-TE-8…

3.3 Sáo Flute

Nếu bạn thường xuyên xem các bản hòa tấu của phương Tây thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với sáo Flute. Đây là loại sáo có độ dài khoảng 2 feet (60,96 cm), được làm bằng chất liệu kim loại với phần nút bấm nổi. Ống sáo chia thành 3 phần: phần đầu, phần chân và phần thân để dễ dàng bảo quản và di chuyển. Mỗi phần của sáo Flute sẽ mang một nhiệm vụ riêng, đòi hỏi người chơi phải là những người am hiểu nhạc lý. 

sáo điện tử
Sáo Flute đòi hỏi người chơi phải là những người am hiểu nhạc lý

3.4 Sáo Trung Quốc

Loại sáo tiếp theo chúng ta thường bắt gặp là sáo Trung Quốc, hay còn gọi là sáo Dizi, sáo Tàu. Có 2 chất liệu phổ biến để tạo nên sáo Dizi đó là trúc tím và trúc đắng, đều là những loại cây phổ biến tại Trung Quốc. Sáo Tàu thường được chạm khắc hoa văn hoặc rồng phượng, ghép lại từ 2 đoạn qua khớp nối. Dizi có 6 lỗ bấm trên thân, 1 lỗ thoát âm và 2 lỗ buộc dây để vừa trang trí vừa định âm.

các loại sáo
Sáo Tàu thường được chạm khắc hoa văn hoặc rồng phượng, ghép lại từ 2 đoạn qua khớp nối

3.5 Sáo bầu

Sáo bầu còn được gọi là sáo bầu tơ, là loại sáo có truyền thống lâu đời của dân tộc thiểu số Trung Quốc. Sáo bầu có hình dạng một quả hồ lô với phần đầu để thổi, phần đáy cắm với 3 cây sáo ngắn (1 cây để thổi và 2 cây để bè) cùng với 3 miếng lưỡi gà kèm theo. Thân bầu đóng vai trò là hộp âm của cây sáo. Phần bên ngoài của thân có thể được khắc trang trí hoa văn hoặc để trơn tùy theo sở thích của chủ nhân. Để tạo ra âm thanh độc đáo, êm dịu, ống sáo chính được khoét 7 lỗ dùng để bấm, 2 ống phụ được dùng để hòa âm. 

sáo 
 Sáo bầu có hình dạng một quả hồ lô với phần đầu để thổi, phần đáy cắm với 3 câu sáo ngắn

3.6 Sáo Mèo

Sáo Mèo là loại nhạc cụ của người dân tộc H’mông. Đặc trưng của loại sáo này là đầu lỗ thổi có thêm lưỡi gà bằng đồng. Bên dưới cây sáo có thêm 1 lỗ bấm gần lỗ thổi. Cách thổi sáo Mèo cũng có điểm khác biệt so với các loại sáo khác. Ở Việt Nam, sáo Mèo được phân thành sáo Mèo nam và sáo Mèo nữ, trong đó sáo Mèo nam thường có đường kính lớn hơn hẳn. Loại sáo này không phổ biến trong việc học nhạc cụ vì có tuổi thọ không cao, lưỡi gà dễ hư và khó sửa chữa.

các loại sao 
Sáo Mèo nam thường có đường kính lớn hơn sáo Mèo nữ

3.7 Sáo Khlui

Sáo Khlui là một loại sáo dọc, nhạc cụ dân tộc truyền thống của Pa Ko. Loại sáo này khá phổ biến ở Thái Lan, Lào và được chia thành 3 loại phổ biến là khlui u, khlui phiang aw, khlui phiang lib. Chất liệu chính để tạo nên cây sáo là tre nứa, nhựa hoặc gỗ cứng. Để có được cây sáo đạt tiêu chuẩn, người Pa Ko phải lên rừng tìm những lồ ô hoặc ống tre đạt các tiêu chí như thân dài khoảng 60cm, không quá dày để âm thanh phát ra được bay bổng. 

sáo 
Sáo Khlui là một loại sáo dọc, nhạc cụ dân tộc truyền thống của Pa Ko

3.8 Sáo Pí Phu Thái

Sáo Pí Phu Thái là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Phu Thái, thường được làm từ tre và nứa với phần lưỡi gà chế tác từ kim loại như đồng, bạc, vàng. Tuy nhiên ngày này, loại sáo này đang dần biến mất vì sự khan hiếm của các nguyên liệu ở khu vực này. Sáo Pí Phu Thái có âm thanh tương tự như sáo Mèo hay sáo ba ô của Trung Quốc.

các loại sáo 
Sáo Pí Phu Thái thường được làm từ tre và nứa với phần lưỡi gà chế tác từ kim loại như đồng, bạc, vàng

3.9 Sáo Pí Chum

Loại sáo cuối cùng được nhắc tới là sáo Pí Chum, cũng có nguồn gốc từ vùng Làn Nà, Thái Lan. Tre và ống nứa tép là hai nguyên liệu phổ biến để tạo ra loại sáo này. Người dân Làn Nà thường dùng sáo để đệm hát dân ca trong các lễ hội văn hóa truyền thống. Có 4 loại sáo Pí Chum bao gồm: Pí mae, Pí klang, Pí koi và Pí lek. 

sáo 
 Người dân Làn Nà thường dùng Sáo Pí Chum để đệm hát trong các lễ hội văn hóa truyền thống

4. Các tông của sáo

Tùy theo loại sáo, chất liệu và cách chế tạo, sáo có thể có nhiều tone khác nhau. Theo thứ tự từ thấp đến cao, có thể liệt kê các tông của sáo như sau: 

  • Tần âm cao:

    • Sol cao(G5)

    • Fa cao (F5)

    • Mi cao (E5)

  • Tần âm trung

    • Re cao (D5)

    • Re giáng cao/Do thăng cao (Db5/C#5)

    • Do trung (C5)

    • Si (B4)

    • La thăng/Si giáng (A#4/Bb4)

  • Tần âm trầm

    • La trầm (A4)

    • Sol thăng trầm/La giáng trầm (G#4/Ab4)

    • Sol trầm (G4)

    • Fa thăng trầm/Sol giáng trầm (F#4/Gb4)

    • Fa trầm (F4)

    • Mi trầm (E4)

    • Mi giáng trầm (Eb4)

    • Re trầm (D4)

    • Do thăng trầm/Re giáng trầm (C#4/Db4)

    • Do trầm (C4)

  • Tần âm siêu trầm

    • Si trầm (B3)

    • La thăng trầm/Si giáng trầm (A#3/Bb3)

    • La trầm (A3)

    • Sol trầm (G3)

Các tông thấp hơn hoặc cao hơn vẫn có thể chế tạo nhưng không được sử dụng phổ biến. 

5. Một số tác phẩm của sáo Việt Nam

Sáo là loại nhạc cụ có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Nhiều người lựa chọn sáo Việt Nam vì loại nhạc cụ này mang nét mộc mạc, giản dị nhưng lại có khả năng tạo ra những bản nhạc độc đáo. Trong đó có thể kể tới các tác phẩm dưới đây: 

  •  Bình Minh Trên Cao Nguyên - St Trần Thanh Trung

  • Trên đường chiến thắng - St Đinh Thìn

  • Bình Minh Quê Hương - St Đức Liên

  • Phiên chợ vùng cao - St Triệu Tiến Vượng

sáo 
Sáo mang nét mộc mạc, giản dị nhưng lại có khả năng tạo ra những bản nhạc độc đáo

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin chi tiết về sáo - loại nhạc cụ có truyền thống lịch sử lâu đời. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của loại nhạc cụ này, có thể tham khảo các sản phẩm sáo Việt Nam và sáo Recorder do Nhạc Cụ Tiến Đạt phân phối. Đối với những ai đang có nhu cầu mua sáo Recorder cho bé, các thầy cô, BGH, hội phụ huynh mua sáo Recorder cho các dự án giáo dục trường học... liên hệ ngay với Nhạc cụ Tiến Đạt để nhận báo giá các loại sáo Recorder tiêu chuẩn của Bộ GD dành cho học tập & giảng dạy.

Thông tin liên hệ:

NHẠC CỤ TIẾN ĐẠT

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ