Thay vì tự mày mò học cách đánh đàn Guitar mà không có sự chỉ dẫn, hãy bắt đầu hành trình chinh phục đam mê của bạn với bài viết này. Những hướng dẫn về cách đánh đàn Guitar đúng cách và bài bản sẽ được Nhạc cụ Tiến Đạt chia sẻ chi tiết. Tham khảo ngay!
1. Lựa chọn cây đàn Guitar phù hợp
Trước khi bắt đầu với việc học Guitar, điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là sở hữu một chiếc đàn phù hợp với sở thích âm nhạc của mình. Những loại Guitar phổ biến hiện nay có thể kể đến:
-
Guitar Classic hay còn gọi Guitar cổ điển: Đây là dòng Guitar đã xuất hiện từ hàng trăm năm và sở hữu giai điệu trầm ấm, nhẹ nhàng. Dòng đàn này thích hợp với các bản nhạc trữ tình, sâu lắng.
-
Guitar Acoustic: Sự lựa chọn hàng đầu cho những ai thích chơi các dòng nhạc như Pop, Rock, dân gian. Bởi âm hưởng của đàn có phần vang hơn.
-
Guitar điện: Một dòng Guitar hiện đại, phù hợp với những người đang tìm cách đánh Guitar với mục đích biểu diễn chuyên nghiệp. Dòng Guitar này sở hữu âm hưởng cá tính và mạnh mẽ.
Đàn Guitar Acoustic GA-12EL là một lựa chọn thích hợp cho người mới học
Để đáp ứng nhu cầu học đánh đàn Guitar ngày càng cao, các nhà sản xuất nhạc cụ đã cho ra đời hàng trăm mẫu Guitar khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa tìm được mẫu đàn vừa ý thì có thể tham khảo ngay 5 cây đàn Guitar nổi tiếng dành cho người mới bắt đầu có sẵn hàng tại Nhạc cụ Tiến Đạt:
-
Đàn Guitar Acoustic GA-12EL: Nổi bật với nhiều sự lựa chọn về màu sắc như hồng, xanh ngọc, xanh da trời, đen… Đàn có cấu tạo từ những loại gỗ chất lượng tốt như gỗ thông, gỗ thao lao và gỗ mật. Thiết kế ngựa đàn thấp nên đem đến Action vừa phải giúp bạn có thể chơi solo, đệm hát hoặc học thể loại nâng cao như Fingerstyle.
-
Đàn Guitar Classic GC- 18HL: Thường được ứng dụng trong âm nhạc cổ điển và nhạc không lời bởi âm thanh trầm ấm, êm ái. Cấu tạo đàn từ gỗ cao cấp nên có âm thanh chân thực, âm sắc ngọt ngào với tốc độ truyền âm tốt. Cần đàn thiết kế to và chắc chắn nên dễ bấm, mang lại cảm giác dễ chịu và ít đau tay cho người mới học cách đánh đàn Guitar.
-
Đàn Guitar điện SQOE SEST200: Sở hữu 22 phím đàn với thân đàn được chế tác từ gỗ Basswood bền bỉ, còn cần đàn làm bằng gỗ hồng sắc. Ngựa đàn thiết kế Tremolo Rocker đơn thích hợp chơi solo. Cần gạt có 5 mức khác nhau. Vị trí bánh răng: Số 1 ( cần), số 2 (cần + giữa), số 3 (giữa), số 4 (giữa + ngựa đàn), số 5 (ngựa đàn).
-
Đàn Guitar điện SQOE SEIB550: Cá tính và thời trang với nhiều gam màu rực rỡ như đỏ mặt trời, trắng, hồng… Đàn có cấu tạo 24 phím được làm bằng Đồng Niken chống oxy hóa tốt. Lược đàn làm từ xương bò. Cần đàn được thiết kế hình chữ “C” thanh thoát. Ngựa đàn theo phong cách Tremolo cổ điển nhẹ nhàng, da diết phù hợp chơi solo.
-
Đàn Guitar Bass SQOE SB-LT4BS: Trang nhã và cổ điển với thân đàn là gỗ nguyên khối đem đến âm thanh ấm áp, đầy đặn. Cần đàn được làm từ gỗ cẩm lai, có 24 phím đàn và được khảm trai. Các bộ điều chỉnh được bọc bằng sắt mạ bạc vừa bền vừa đẹp, đồng thời còn tăng độ ổn định cho đàn. SB-LT4BS có một bộ bán tải đóng chủ động có thể khuếch đại âm thanh Piano và cải thiện chất lượng âm thanh khi biểu diễn.
Đàn Guitar Bass SQOE SB-LT4BS thanh lịch và cổ điển
>>>> XEM THÊM: Đàn Guitar Điện Yamaha giá tốt, chất lượng
2. Tìm hiểu các bộ phận của đàn Guitar
Việc tìm hiểu các bộ phận của đàn là cần thiết khi bạn bắt đầu học cách đánh đàn Guitar. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo của đàn, từ đó biết cách điều chỉnh âm thanh để chơi đàn tốt hơn và nâng cao kỹ năng sáng tạo:
-
Đầu đàn (Headstock): Trang bị bộ khóa đàn có 6 khóa ứng với 6 dây đàn. Mỗi dòng đàn sẽ có thiết kế đầu đàn khác nhau nhưng nhìn chung có 2 kiểu cơ bản là bộ khóa nằm thẳng theo hàng dọc và bộ khóa nằm đối xứng mỗi bên 3 khóa đàn.
-
Bộ chỉnh dây (Tuners): Là chốt dùng điều chỉnh tăng/giảm nốt bằng cách vặn các chốt.
-
Lược đàn (Nut): Có nhiệm vụ giữ cố định khoảng cách giữa các dây đàn luôn đều nhau và thường có chất liệu nhựa hoặc sừng.
-
Cần đàn (Neck): Có thiết kế bằng một thanh gỗ dài, nối liền đầu đàn và thùng đàn. Bề mặt cần đàn có dây đàn đại diện cho những phím đàn.
-
Dây đàn (Strings): Tùy vào từng dòng đàn mà dây đàn sẽ có cấu tạo khác nhau, có thể là kim loại hoặc nylon.
-
Phím đàn (Frets): Là những thanh kim loại chia mặt phím thành ngăn phím, vuông góc với dây đàn.
-
Đánh dấu (Frets Makers): Khi nhìn cần đàn, bạn có thể thấy các nốt tròn ở giữa một số ngăn đàn. Các chấm đánh dấu những ngăn phím quan trọng ở các vị trí 3, 5, 7, 9, 12 giúp bạn biết được mình đang di chuyển ở vị trí nào trên cần đàn.
-
Thùng đàn (Body): Là bộ phận lớn nhất của đàn Guitar và được làm bằng gỗ, có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh.
-
Lỗ thoát âm (Sound Hole): Đây là nơi âm thanh sẽ thoát ra ngoài tạo thành tiếng đàn. Lỗ có dạng hình tròn và nằm giữa mặt trên của thùng đàn.
-
Ngựa đàn (Bridge): Đóng vai trò cố định, giữ chắc dây đàn khi chơi, tránh trường hợp bị lệch nốt. Ngựa đàn thường được làm từ chất liệu mica hoặc xương.
-
Chốt đàn (Bridge Pins): Nếu đầu trên của dây đàn được cố định bằng khóa đàn thì đầu dưới sẽ được cố định bằng chốt đàn để tăng sự chắc chắn cho đàn Guitar.
Nắm được cấu tạo của đàn sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh âm thanh khi chơi
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Bảng giá Guitar Cordoba | Guitar Cordoba giá rẻ |Guitar Tây Ban Nha
3. Đánh Guitar đơn giản bằng cách cầm đàn đúng chuẩn
Học cách đánh đàn Guitar, bạn đừng quên luyện tập cho mình một tư thế cầm đàn chuẩn để bảo vệ cột sống, bàn tay và cánh tay nhé. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, bạn có thể ngồi hoặc đứng để chơi đàn Guitar.
Đối với tư thế ngồi hiện đại, có 3 vị trí điểm tựa để giữ đàn chắc chắn, không bị lắc lư là 1 - hõm lưng đàn, 2 - lưng thùng đàn dựa vào người trên và 3 - cạnh hõm trên tùy vào vị trí tay cao hoặc thấp mà ép cho điểm số 1 và 3 thành một chiếc kẹp cho đàn. Không nên ngồi xếp bằng khi chơi Guitar vì về lâu dài sẽ rất mỏi, ảnh hưởng đến lưng và cột sống.
Nên rèn luyện tư thế chơi đàn chuẩn để tránh bị mỏi khi chơi lâu
Khi chơi Guitar ở tư thế đứng, bạn chỉ cần một dây treo đàn và điều chỉnh dây treo để đàn ở độ cao mà bạn có thể chơi thoải mái nhất. Bật mí, khi học cách đánh Guitar cho người mới bắt đầu, bạn nên luyện tập ở tư thế đứng. Khi đã chơi tốt ở thế đứng, tự khắc tư thế và phom tay khi ngồi chơi sẽ chuẩn.
Lưu ý, nếu bạn lựa chọn chơi Guitar cổ điển, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thay vì đứng. Bởi kỹ thuật chơi cổ điển đòi hỏi bạn duy trì tư thế ngồi khi chơi. Hãy dồn toàn bộ trọng lượng của đàn lên 2 chân, còn tay trái vươn lên vừa phải (không quá thấp hoặc quá cao), ngón tay phải đặt vuông góc với dây đàn. Đặt biệt, luôn giữ thẳng lưng để dễ dàng điều khiển đàn.
4. Luyện ngón và làm quen với đàn Guitar
Guitar có tổng 6 dây đàn và được đánh dấu từ dưới lên theo số từ 1 - 6. Tay phải dùng rải dây còn tay trái dùng bấm nốt:
-
Với bàn tay phải: Ngón cái = p, ngón trỏ = i, ngón giữa = m, còn ngón kế út = a. Trên đàn: Ngón p dùng để gảy dây 4, 5, 6 (dây Bass), ngón a để gảy dây 1, ngón m gảy dây 2 và ngón i dùng gảy dây 3.
-
Rải dây: Dùng một lực vừa phải điều khiến các ngón tay phải thực hiện rải nốt từ dây 6 đến dây 1. Lưu ý: Từ cổ tay đến cánh tay nên được giữ cố định và luyện tập đều đặn khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày trong 1 tuần để các ngón tay ghi nhớ phản xạ.
-
Bấm nốt: Từ ngón trỏ đến ngón út (1, 2, 3, 4) bàn tay trái bấm vào các ngăn 1 - 4 theo lần lượt 6 dây. Việc này sẽ luyện cho các ngón tay linh hoạt và nhớ vị trí trên ngăn đàn.
Thường xuyên luyện ngón tay để tăng sự linh hoạt và phản xạ cho tay khi chơi
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bảng giá đàn Guitar TAYLOR| Các loại Guitar Taylor giá rẻ| Đại lý Guitar
5. Cách đánh Guitar cơ bản phối hợp tay trái - phải
Cách đánh đàn Guitar chuẩn nên có sự phối hợp nhịp nhàng cả tay trái lẫn tay phải. Việc này sẽ giúp bạn biết cách cầm phím như thế nào và ngón tay bấm ra sao.
Đặc biệt, ở tuần luyện tập đầu tiên, các ngón tay trái của bạn có thể bị đau. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và sau qua một thời gian, bạn sẽ dần làm quen và không còn đau nữa.
6. Luyện đánh Guitar qua các hợp âm cơ bản
Hợp âm là một tập hợp gồm 3 nốt nhạc trở lên. Tùy vào từng thể loại âm nhạc mà cấu tạo hợp âm sẽ khác nhau. Các nốt nhạc gồm: La - Si - Do - Re - Mi - Fa - Sol tương ứng với ký hiệu: A - B - C - D - E - F - G.
Sau mỗi chữ cái sẽ có các ký tự đi kèm:
-
m: Thứ
-
#: Thăng
-
b: Giáng
-
7: Bảy
Học cách đánh đàn Guitar đừng bỏ qua việc luyện tập hợp âm quan trọng
Luyện cách đánh Guitar cơ bản qua các hợp âm có thể sẽ khó khăn khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số lưu ý này để quá trình này trở nên dễ dàng hơn:
-
Đặt các nốt trong hợp âm theo thứ tự từ trên xuống. Nốt nào ở trên thì đặt trước, nốt ở dưới thì đặt sau.
-
Khi bấm hợp âm, nên đặt ngón tay sát về phía bên phải (càng gần thùng đàn càng tốt) để lực bấm nhẹ hơn và âm thanh tròn tiếng hơn.
-
Các ngón tay khi bấm phải vuông góc với cần đàn, không bấm thẳng ngón tay vì sẽ không đủ lực và dễ bị tịt dây.
-
Kiên trì luyện tập bấm hợp âm thường xuyên để dần thành thạo hơn.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Đàn Takamine Guitar Chính Hãng, Giá Rẻ Nhất
7. Địa chỉ phân phối đàn Guitar chính hãng, giá rẻ
Như đã nói ở trên, việc sở hữu một cây đàn Guitar phù hợp là bước đầu tiên để bắt đầu học đánh Guitar đơn giản. Một trong những địa chỉ cung cấp đàn Guitar chất lượng mà bạn có thể tham khảo chính là Nhạc cụ Tiến Đạt. Chúng tôi tự hào với:
-
20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp nhạc cụ chính hãng, giá cạnh tranh.
-
Đại lý cấp 1, đối tác chiến lược của những thương hiệu hàng đầu như Yamaha, Roland, Takamine, Fender, Valote, Cordoba, Kawai, Casio, Fender, Valote,…
-
Đối tác uy tín của các nhạc viện, trung tâm đào tạo nhạc, trường học các cấp, cửa hàng nhạc cụ, nhạc sĩ, ca sĩ…
-
Chính sách mua hàng với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
-
Cam kết bảo hành chính hãng và hỗ trợ tận tình trước, trong và sau khi mua hàng.
Đến với Nhạc cụ Tiến Đạt, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy nhạc cụ ưng ý cho riêng mình!
Nhạc cụ Tiến Đạt, đơn vị cung cấp nhạc cụ uy tín, chính hãng
Giờ đây, học cách đánh đàn Guitar sẽ trở nên dễ dàng hơn với những thông tin được chia sẻ trong bài viết. Việc học thành thạo một nhạc cụ nào đó đòi hỏi rất nhiều quyết tâm và nỗ lực. Vì vậy, hy vọng bạn sẽ luôn bền bỉ và kiên trì theo đuổi mong ước của mình. Nếu còn vướng mắc bất kỳ vấn đề gì về Guitar, bạn đừng ngại liên hệ với Nhạc cụ Tiến Đạt qua hotline: 090.321.6609 (HN) | 0909.015.886 (TPHCM) để được hỗ trợ nhé!
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: